Rev 609 | Blame | Compare with Previous | Last modification | View Log | RSS feed
<erreur_MySQL>
{{{Vấn đề với khuôn mẫu}}}
Khi SPIP gặp phải vấn đề trong khi nói chuyện với MySQL database, nó sẽ hiển thị trên màn ảnh câu hỏi bị trở ngại cũng như lời nhắn lỗi của database (màu đỏ).
Lỗi có thể đến từ:
- hoặc là lỗi trong bản định nghĩa của khuôn mẫu, nếu bạn đang trong quy trình sửa đổi.
- hoặc là lỗi của database.
Lấy thí dụ, lời nhắn trong dạng <font color='red'><b>
_ <code>> Unknown column 'articles.chapi' in 'where clause'</code></b></font> indicates that the loop calls a selection criteria (<code>chapi</code>) which is not accounted for.
Trong khi đó, lời nhắn trong dạng <font color='red'><b>
_ <code>> Can't open file: 'spip_articles.MYD'</code></b></font> indicates a serious problem in the MySQL database itself : you should then, ask your host to verify his installation and/or repair your database. If you have a recent version of MySQL (3.23.14 at least), you can also try <a href="admin_repair.php3" target="_blank">an automatic repair of the database</a>.
</erreur_mysql>
<ftp_auth>
{{{Xác nhận dùng FTP}}}
Một số chức năng của SPIP ảnh hưởng trực tiếp lên cấu trúc và nội dung của database (đặc biệt: cập nhật, dự trữ, phục hồi database...) Những đặc điểm này cần một thể thức xác nhận dùng FTP để giới hạn việc sử dụng chúng đối với một số người dùng được phép vào website bằng FTP (một cách tổng quát hơn, nếu website có nhiều quản trị viên SPIP thì quyền ra/vào FTP giới hạn ở người webmaster).
Để dùng những đặc điểm này, bạn phải cùng lúc:
<UL>
<LI>nối vào trang web với browser; khi bắt đầu bước này, SPIP sẽ cho biết tên trong dạng "admin_{xxxxx}, bạn cần ghi xuống;</LI>
<LI>nối vào server của website bằng FTP; trong ngăn <TT>/ecrire/data</TT>, lập ra một hồ sơ (hay một ngăn trống) và đặt tên cho nó là "admin_{xxxxx}:</LI>
<LI>Sau khi lập ra hồ sơ hay ngăn đó rồi, trở lại browser và nạp lại trang. Bước này kết thúc thể thức xác nhận FTP và bắt đầu công việc.</LI>
</UL>
</ftp_auth>
<artauteurs>
{{{Tác giả}}}
Khi một quản trị viên hay một chủ bút viết/soạn một bài, người đó được đương nhiên coi là tác giả của bài viết đó. Có nhiều trường hợp, tác giả bài viết được thay đổi (khi có nhiều người sửa đổi, v.v..)
- {{Thêm một tác giả}}
Có một khung thòng liệt kê tất cả những chủ bút. Chọn tên người bạn muốn để trở thành một tác giả nữa của bài viết.
{Nếu có hơn 50 chủ bút, khung thòng rất bất tiện để liệt kê tất cả (hệ thống bị chậm lại); trong trường hợp này, thay vì khung thòng sẽ có một khung tìm kiếm: bạn đánh tên của tác giả muốn thêm và bấm nút "Tìm". Nếu kết quả tìm có hai người trở lên, hệ thống sẽ để cho bạn chọn.}
- {{Loại bỏ tác giả}}
Bên cạnh tên của tác giả có mệnh lệnh "Loại bỏ tác giả" để bạn dùng xóa tên tác giả đó.
{Tên tác giả bị xóa ra khỏi bài viết đó mà thôi; người tác giả này vẫn có trong danh sách các chủ bút.}
- {{Thay thế tác giả}}
Thực hiện việc này bằng 2 bước: thêm tên một tác giả mới, và loại bỏ tên người kia (xem chỉ dẫn bên trên).
- Cần nhấn mạnh là quản trị viên có nhiều quyền hạn hơn chủ bút trong việc quản trị danh sách các tác giả. Chủ bút không thể tự loại bỏ tên mình ra khỏi một bài viết của chính mình. Nếu muốn đăng tải một bài viết ẩn danh (không có tác giả), phải yêu cầu quản trị viên để làm dùm.
</artauteurs>
<artchap>
{{{Dẫn nhập}}}
Tóm lược là một đoạn văn ngắn để dẫn người đọc vào phần chánh của bài viết. Phần này không bắt buộc phải có.
Quản trị viên có thể vào trong phần <A HREF="aide_index.php3?aide=confart" TARGET="_top">">Cấu hình website; Đặc điểm căn bản </A>, tắt không cho sử dụng phần này.
</artchap>
<artvirt>
{{{Bài Ảo (Bài nối kết)}}}
Chọn lựa này cho phép bạn lập ra một «Bài Ảo»: đây là bài có tựa đề, ngày tháng, tác giả, tuy nhiên lại chĩa sang một chỗ khác (URL).
Đặc điểm này cho phép bạn nối kết qua các bài viết không do SPIP lập ra (lấy thí dụ, nếu bạn muốn hội nhập vào các bài lập ra trước khi thiết trí SPIP).
Để cho biết bài này là một «Bài Ảo» bạn chỉ cần đánh vào URL của bài thật sự trong khung có sẵn.
Để xóa bỏ điểm nối này, bạn chỉ cần «xóa sạch» khung chuyển hướng (xóa URL của bài thật sự).
</artvirt>
<artdate>
{{{Ngày đăng tải online}}}
Một cách tổng quát, {ngày} của bài viết tương ứng với ngày bài này được đăng tải và xuất hiện online trên website.
- Ngày này được tự động ấn định vào thời điểm khi quản trị viên {chấp thuận} cho đăng bài.
- Tuy thế, sau khi chấp thuận cho đăng rồi, quản trị viên vẫn có thể điều chỉnh ngày này.
</artdate>
<artdate_redac>
{{{Ngày đăng tải trước đó }}}
Đặc điểm này dùng trong một số trường hợp rất đặc thù, là khi dùng SPIP để thiết trí các kho dữ kiện cũ và các kho dữ kiện này phải có ngày đăng tải khác với ngày cho online.
Đây là trường hợp dùng để cho biết là tài liệu đã từng được xuất bản trước đó.
- theo quy định có sẵn, ngày này không hiện ra: hàng "Dấu ngày đăng tải trước đó" được chọn khi soạn bài.
- Nếu bạn muốn cho biết ngày, phải chọn "Cho xem ngày đăng tải trước đó", cũng như dùng mệnh đơn rủ xuống để làm.
Không giống như "ngày đăng tải" của bài vở, ngày này không đương nhiên được xác định vào lúc bài được chấp thuận. Đó là tại sao nó có thể được sửa đổi bất cứ lúc nào.
{Quản trị viên có thể tắt, không cho sử dụng đặc tính "ngày đăng tải trước đó" trong đề mục"<A HREF="aide_index.php3?aide=confart" TARGET="_top">Cấu hình website; đặc điểm căn bản</A>".}
</artdate_redac>
<artdesc>
{{{Tóm lược}}}
{Tóm lược} dùng vào mục tiêu di chuyển trong website: nó cho biết ngắn gọn nội dung của bài vở.
Phần tóm lược này không bắt buộc và độ dài tùy ý. Tuy nhiên, phần này nguyên thủy là cho một đoạn văn ngắn (một hay hai câu), và nó sẽ hiện ra trong danh sách của bài vở (mục lục, danh sách bài vở của một tác giả, sắp xếp bài theo từ then chốt, kết quả tìm kiếm, v.v...)
{Quản trị viên có thể khóa đặc điểm này trong đề mục "<A HREF="aide_index.php3?aide=confart" TARGET="_top">Cấu hình website; đặc điểm căn bản </A>".}
</artdesc>
<ins_img>
{{{Nhét hình vào trong thân bài}}}
SPIP cho phép bạn minh họa bài vở và tin tức với hình ảnh. Việc này được thực hiện trong 2 bước: chuyển tải hồ sơ hình lên website, rồi nhét hình vào bên trong bài.
------
Chuẩn bị: {{Dạng hình}}
Khi bạn soạn/vẽ hình, bạn phải lưu trữ bằng một trong những dạng sau đây:
- GIF; (đuôi tên {{.gif}})
- JPEG; (đuôi tên {{.jpg}})
- PNG (đuôi tên {{.png}}).
Bạn nên để ý tên hồ sơ phải có phần đuôi cho biết dạng hình: {{.gif}}, {{.jpg}} hoặc {{.png}}. Nếu bạn dùng hình mà tên hồ sơ không có phần đuôi, hệ thống sẽ không sử dụng được.
------
Bước 1: {{Đem hình lên server}}
<img src="AIDE/ins_img1.gif" alt=" "
border="0" align="right">Trước khi nhét hình vào trong bài, bạn phải đem hình lên server. Bạn làm việc nay qua giao diện đồ họa của SPIP.
Khi bạn "sửa đổi" một bài viết hay một tin ngắn, cột bên trái có một mẫu phiếu có tên: "Thêm hình". Mẫu phiếu này có một {khung chữ} và kế tiếp là một nút nhấn có tựa (tùy theo ấn bản browser bạn đang dùng) "Browse", "Select", "File", ....
Khi bấm vào nút này, một khung đối thoại mở ra cho phép bạn tìm trong dĩa cứng hồ sơ hình bạn muốn.
Sau khi tìm ra được hồ sơ hình rồi, bấm vào nút "Upload".
Nếu bước này hoàn tất, hình bạn muốn sẽ hiện ra ở cột bên trái ...
-------
Bước 2: {{dữ kiện liên hệ đến hình ảnh}}
<img src="AIDE/ins_img2.gif" alt=" "
border="0" align="right">Khi hình đã được chuyển lên server, bên trái của màn ảnh sẽ có một khung dữ kiện chứa đựng những chi tiết liên hệ đến hình đó (một số chi tiết được dấu đi, bấm vào hình tam giác nhỏ để "mở rộng" khung dữ kiện).
- {kích thước hình.} Kích thước ngang và dọc (số chấm) của hình được cho biết bên trên của hình.
- {hình mẫu nhỏ}. Hình mẫu nhỏ để xem trước. Nếu hình quá lớn (bề ngang hơn 200 chấm), một hình mẫu nhỏ sẽ được hiển thị thay thế.
- {Lối tắt}. xem dưới đây: SPIP sẽ nhắc bạn 3 "lối viết tắt" để nhét hình vào trong thân bài. Cần lưu ý là mỗi hình đều có mã số: IMG1, IMG2, v.v... Những "lối viết tắt" này dùng trong bước thứ ba.
- {Tựa hình và ghi chú}. Nếu muốn, bạn có thể đặt cho mỗi hình một tựa đề và ghi chú như: diễn giải, tên người chụp, bản quyền ...
- {Xóa hình}. Nút bấm "Xóa hình này" để xóa hình. Nếu bạn chuyển trật hình lên web, hay bạn đổi ý không muốn dùng hình nào đó thì xóa nó đi. Nếu có những tấm hình không dùng thì nên xóa đi để tránh làm nghẹt server.
Bạn có thể thực hiện bước thứ 2 này nhiều lần để chuyển nhiều hình lên theo ý muốn (một bài viết hay một tin ngắn có thể chứa nhiều hình).
-------
Bước 3: {{Nhét hình vào bên trong thân bài}}
Tới bước này hình đã được đem lên và lưu trữ trên server rồi, bạn chỉ cần cho biết hình này nằm đâu trong thân bài. Bạn không cần viết ký hiệu HTML làm chi, SPIP cho phép cách "viết tắt" để đặt hình vào trong bài một cách dễ dàng.
- {Hình không có phụ chú}
Cho mỗi hình, có 3 lối viết tắt sau (và ý nghĩa của chúng):
- <IMG1|left> : hình được sắp sát bên trái
- <IMG1|center> : hình được sắp ngay giữa
- <IMG1|right> : hình được sắp sát bên phải
Bạn chỉ cần đánh máy (hoặc sao/dán) một trong các chọn lựa trên vào trong thân bài, ngay chỗ nào bạn muốn hình hiện ra. Hình thứ nhất có ký hiệu IMG1, hình thứ hai có ký hiệu IMG2, v.v....
Khi trang được hiển thị thật sự, SIP sẽ thay thế các chỗ "viết tắt" này bằng ký hiệu HTML tương ứng để hình hiện ra một cách thích hợp.
- {Hình có tựa đề và ghi chú}
Nếu bạn có ghi thêm tựa đề và/hay ghi chú, ký hiệu <img...> được thay bằng:
- <doc1|left>
- <doc1|center>
- <doc1|right>
Các lối viết tắt này được sử dụng y hệt như đã cắt nghĩa bên trên. Điểm khác biệt là khi hiện ra trên trang web thật sự, ngoài hình ra còn có tựa đề và/hoặc ghi chú mà bạn đã cho vào.
</ins_img>
<ins_doc>
{{{Đính kèm các tài liệu multimedia}}}
SPIP cho phép bạn sử dụng các tài liệu multimedia (âm thanh, phim ảnh, văn bản, ...) trong website.
Chủ bút có thể đính kèm các tài liệu này trong bài viết. Các tài liệu này có thể nằm phía dưới thân bài (như là «đính kèm») hay ở bên trong thân bài trong dạng hình mẫu xem trước.
Quản trị viên cũng có thể cài đặt các tài liệu này trực tiếp vào trong các đề mục.
Bạn cần lưu ý sự khác biệt giữa hai cách sử dụng bên trên: nếu đính kèm với một bài viết, thì tài liệu đính kèm phụ thuộc vào bài viết đó. Không có bài viết đó là không xem được tài liệu đính kèm. Trong khi đó nếu cài đặt trực tiếp vào trong đề mục thì các tài liệu này trở thành một phần tử của website cũng như các bài vở, tin ngắn.
--------
Bước 1: {{Cài đặt tài liệu vào server}}
<img src="AIDE/ins_doc1.gif" alt=" " border="0" align="right">
Cài đặt tài liệu vào server qua giao diện «Đính kèm tài liệu» cho các bài viết và
«Đăng tải tài liệu trong đề mục này» cho các đề mục.
Lưu ý là cho các bài vở, giao diện này xuất hiện ở hai nơi khác nhau: ở cuối trang của bài vở và ỏ cột bên trái (phía dưới hình ảnh) khi bạn sửa đổi bài viết. Hai cách thức này y hệt nhau, bạn dùng cách nào cũng được. Còn cho đề mục thì phải vào trang đề mục đó để cho tài liệu vào.
Trước khi cài đặt hồ sơ, bạn phải soạn trước trên máy bạn. Giao diện để chuyển tải tài liệu lên sẽ cho biết các dạng hồ sơ sử dụng được. {Bạn nên xem lại tên hồ sơ coi có phần đuôi đúng không, lấy thí dụ «xxxxxx.mp3» cho hồ sơ MP3}.
Giao diện này giống như giao diện để cài đặt hình ảnh: nút nhấn «File» hoặc
«Browse» (tùy theo browser dùng) sẽ mở ra khung để chọn hồ sơ trong dĩa cứng của máy bạn. Sau khi chọn hồ sơ, bấm nút «Upload» để chuyển tải lên server. {Cảnh báo: thao tác này có thể choán thời gian lâu, tùy thuộc vào khổ hồ sơ. Cũng cần lưu ý là tùy theo cách cấu hình của máy chủ, các hồ sơ quá to sẽ bị từ chối; trong trường hợp đó, bạn có thể làm cách khác qua việc <A HREF="aide_index.php3?aide=ins_upload"
TARGET="_top">Cài đặt hồ sơ bằng FTP</A>.}
---------
Bước 2: {{Chi tiết và hình mẫu}}
<img src="AIDE/ins_doc2.gif" alt=" " border="0" align="right">
Khi tài liệu đã được chuyển lên server, một hộp thông tin xuất hiện. Bạn có thể làm một số thao tác sau đây:
- {Xem hình mẫu trước}
Khái niệm này rất quan trọng: không như hình ảnh có thể được nhét vào trong thân bài, tài liệu không hiển thị liền lập tức. Một hình mẫu xem trước được hiển thị để người xem bấm vào đó để xem tài liệu đó.
Phần trên của hộp thông tin cho phép bạn chọn hình mẫu. Bạn có thể chọn {hình mẫu định sẵn} hay cài đặt một {logo riêng}.
Hình mẫu định sẵn do hệ thống ấn định, tùy theo dạng tài liệu. Lợi điểm của việc dùng hình định sẵn là ký hiệu cho các tài liệu có cùng dạng sẽ thuần nhất trong toàn website.
Nếu bạn muốn, bạn có thể cài đặt một logo (nên có khổ nhỏ, trong dạng GIF, JPG hay PNG) để hiển thị thay vì hình mẫu định sẵn. Khi logo đã được cài đặt, điểm nối «Xóa logo riêng» cho phép bạn xóa nó và dùng trở lại hình mẫu định sẵn.
- Trong trang sửa đổi bài vở, «ngõ tắt» cho phép bạn nhét một tài liệu vào trong thân bài giống như cách làm cho hình ảnh.
- Phần dưới dùng để cho vào tựa đề và ghi chú cho tài liệu. Không cần phải cho biết dạng hay khổ của tài liệu multimedia, dữ kiện này hệ thống sẽ tự động dò ra và cung cấp.
- Cuối dùng, nút «Xóa tài liệu này» dùng để xóa những hồ sơ không cần thiết. {Bạn cần lưu ý là phải xóa những tài liệu không cần, không thôi chúng sẽ xuất hiện trên website.}
- {{Liên quan đến tài liệu cài đặt trong các đề mục,}} bạn có thể sửa đổi ngày đăng tải của tài liệu (tương tự như cho bài vở và tin tức). Một khi đã cho vào đầy đủ các dữ kiện cần thiết, tài liệu trong đề mục sẽ xuất hiện trên website (không cần phải chấp thuận, thông qua như bài vở và tin ngắn).
---------
Bước 3: {{Nhét tài liệu vào trong thân bài}}
Cho các tài liệu này, bạn chỉ cần chuyển bài lên, cho vào các dữ kiện (bước 1 và 2 bên trên). Khi đăng tải bài viết, các tài liệu đính kèm sẽ xuất hiện ở cuối bài dưới hình thức một danh sách của {tài liệu đính kèm}.
Tuy nhiên, bạn cũng có thể quyết định nhét các hình mẫu xem trước bên trong thân bài. Bấm vào hình mẫu bên trong thân bài để xem tài liệu đính kèm.
Thể thức làm y hệt như thể thức cho hình ảnh, khác biệt duy nhất là bấm vào hình mẫu xem trước được. Bạn cho vào ký hiệu <imgxx|yy> hay <docxx|yy> tùy theo bạn muốn hiển thị hình mẫu mà thôi hay với tựa đề và ghi chú cho nó.
{Bạn cần lưu ý là} tài liệu cài đặt bên trong thân bài sẽ không xuất hiện {bên dưới bài} nữa. Đối với bài vở chỉ có hai chỗ để cho tài liệu xuất hiện: bên trong thân bài (hình mẫu bấm vào được), hoặc bên dưới thân bài trong hình thức «Tài liệu đính kèm».
----------
Trường hợp đặc biệt: {{tài liệu âm thanh và phim ảnh}}
Một số hồ sơ multimedia chỉ thích hợp để hiển thị trực tiếp trên trang web (thí dụ, đoạn phim ảnh nhét vào bên trong thân bài).
Để có thể nhét các loại tài liệu như thế vào bên trong thân bài dưới hình thức hoạt họa multimedia chứ không phải là hình mẫu xem trước, bạn phải cho vào kích thước: bề ngang và bề cao khác với zero (cho âm thanh, bạn chọn bề ngang của cursor để chạy và một bề cao thấp khoảng 25 chấm).
{Bạn cần lưu ý là} khung để cho vào kích thước chỉ xuất hiện cho các tài liệu trong dạng mà SPIP hiểu được (như là: avi, quicktime, real, flash).
Once you have entered these dimensions, an additional SPIP shortcut will be provided, in the shape of <embxx|yy> (as a reminder «{{emb}}ed»).
Sau khi đã cho vào kích thước, SPIP sẽ cho ra lối viết tắt trong dạng <embxx|yy> (để ghi nhớ «{{emb}}ed»).
Nếu bạn quen thuộc với lối hội nhập này, bạn có thể dùng những thông số khác như:
<cadre>
<emb54|center|autostart=true|quality=hight>
</cadre>
</ins_doc>
<ins_upload>
{{{Chuyển bài lên bằng FTP}}}
Một số máy chủ không cho phép đem bài lên qua giao diện web. Hơn thế nữa, chuyển bài khổ lớn bằng kiểu đó cũng bất tiện. SPIP cho phép bạn đi vòng qua các giới hạn này để chuyển bằng FTP các hồ sơ dùng cho hình ảnh và tài liệu.
Dĩ nhiên, thao tác này chỉ giới hạn trong số người dùng được phép nối vào FTP server.
- {{Ngăn /ecrire/upload}}
Với nhu liệu FTP bạn thường dùng, bạn chỉ cần chuyển các hồ sơ (hình ảnh, tài liệu multimedia) vào trong ngăn /ecrire/upload của website.
- {{Mệnh đơn rủ}}
Sau khi đã chuyển bài lên, một mệnh đơn rủ tự động xuất hiện trên giao diện web và liệt kê tất cả những hồ sơ trong ngăn upload. Bạn chỉ cần chọn hồ sơ mình muốn và xác nhận lựa chọn này.
Nếu thao tác thành công, nhớ xóa hồ sơ này ra khỏi ngăn /ecrire/upload (hệ thống đã lập ra một bản sao của hồ sơ trong một ngăn khác, hồ sơ nguyên thủy do đó không cần thiết nữa), để tránh làm nghẹt mệnh đơn rủ.
- {{Mọi hồ sơ cùng lúc}}
Nếu bạn chuyển tải cùng lúc nhiều hồ sơ vào ngăn /ecrire/upload, một đặc điểm phụ trội sẽ có cho bạn trên giao diện web: bạn có thể thiết trí các hồ sơ này cùng một đợt. Điểm này rất hữu dụng khi thiết lập các portfolios.
</ins_upload>
<artmodif>
{{{Bài đang soạn}}}
Khi một chủ bút mở một bài ra để soạn, điều chỉnh hay sửa đổi, thì những người khác ghé ngang qua trang đó được lưu ý và khuyến cáo là đừng có sửa đổi bài đó.
Thật vậy, nếu hai người làm việc cùng lúc trên một bài viết, những gì người này sửa đổi có thể xóa chồng lên những sửa đổi của người kia.
Nếu bạn thấy lời ghi chú "Cảnh báo, có chủ bút làm việc với bài này" thì bạn đừng đụng đến. Chỉ nên quay trở lại sau đó khi người kia đã sửa đổi bài xong.
Ngược lại, nếu bạn đang làm việc với bài, những người khác sẽ được lưu ý về việc này. Nếu bạn vẫn còn đang làm việc thì những người khác được yêu cầu đừng đụng vào. Khi bạn nghĩ là đã điều chỉnh xong bài vở và người khác có thể làm việc tiếp thì bạn có thể "Thả ra" bài này. Lời cảnh báo cho những người kia sẽ biến mất để báo cho họ biết là họ có thể vào sửa đổi bài đó.
</artmodif>
<artmots>
{{{Từ then chốt}}}
Để việc di chuyển trong website được linh động và đa dạng, bạn có thể gắn các <A HREF="aide_index.php3?aide=mots" TARGET="_top">Từ then chốt</A> vào bài vở, tin ngắn, và website nối kết. Làm như thế, không những độc giả có thể đi xem từ đề mục này qua đề mục khác, mà còn có thể đi xem từ một bài vở liên hệ đến một chủ đề (được định bởi từ then chốt) qua đến một bài khác có cùng từ then chốt.
Bài vở, tin ngắn, website cần bao nhiêu từ then chốt, bạn có thể cho bấy nhiêu.
Một mệnh đơn rủ liệt kê tất cả các từ then chốt của website. Rất dễ sử dụng. {Lưu ý: nếu số lượng từ hơn 50, mệnh đơn rũ sẽ được thay thế bằng cơ phận tìm kiếm: chỉ cần cho vào từ then chốt muốn tìm và nhất nút "Tìm"}
{{T.B.}} Chỉ có quản trị viên mới có thể lập ra từ then chốt từ trang quản trị (Nút "Từ then chốt" trong thanh di chuyển bên trên).
{Quản trị viên có thể tắt không cho dùng từ then chốt trong phần "<A HREF="aide_index.php3?aide=confart" TARGET="_top">Cấu hình website; đặc điểm căn bản</A>".}
</artmots>
<artprop>
{{{Nộp bài vào}}}
Trong khi bài được soạn (xem đề mục «<A HREF="aide_index.php3?aide=artstatut" target="_top">Tình trạng bài vở</A>»), sẽ có nút «muốn đăng tải bài này».
{Chỉ có tác giả của bài được phép làm việc này.}
Có nghĩa là bài được «nộp vào để chờ thông qua», tức là, nộp vào để các chủ bút khác có thể xem qua, góp ý trong khi chờ được chấp thuận (đăng tải) hoặc bị từ chối bởi quản trị viên.
Cảnh báo: một khi bài đã được nộp vào để chờ chấp thuận, tác giả không thể đổi ý để điều chỉnh tình trạng bài vở sang dạng «đang soạn». Do đó, thao tác «muốn đăng tải bài này» chỉ nên dùng một khi tác giả biết chắc là bài đã hoàn tất xong. Chỉ có quản trị viên mới có thể điều chỉnh tình trạng bài vở sang dạng «đang soạn».
</artprop>
<artrub>
{{{Chọn đề mục}}}
Mệnh đơn cho thấy toàn bộ <A HREF="aide_index.php3?aide=rubhier" target="_top">cấu trúc đề mục</A> (theo thứ tự được thành lập bởi quản trị viên): chọn đề mục mà bạn muốn cho bài vào trong đó.
Có nhiều người mới sử dụng không quen với đặc điểm rất đơn giản này, và lại cho bài vào
"bất cứ nơi nào" trong cấu trúc của website. Vì thế quản trị viên được lưu ý là luôn luôn xem lại coi bài có nằm đúng chỗ không trước khi chấp thuận.
</artrub>
<artstatut>
{{{Quy chế của bài}}}
{Quy chế} của bài cho biết tình trạng biên soạn ra sao. Bài vở có thể có các trạng thái sau:
- đang soạn
- nộp vào
- đăng tải online
- vô xọt rác
- từ chối
Chỉ có quản trị viên mới có thể thay đổi các trạng thái này. Các trạng thái này đóng góp vào việc quản trị website chung chung.
{{T.B.}} quy chế của bài được biểu tượng bằng những ô màu.
<IMG SRC="img_pack/puce-blanche.gif"> {{Đang soạn}}
Khi được viết, một bài dĩ nhiên được coi như là đang soạn: tác giả bài đang trong quá trình soạn, viết, sửa đổi nó ...
{Khi đang soạn, bài chỉ hiện ra đối với tác giả bài và quản trị viên. Các chủ bút khác không thấy và không đụng vào được}
<IMG SRC="img_pack/puce-orange.gif"> {{Nộp vào}}
Khi tác giả soạn xong bài, người đó "đề nghị" với những người khác để bài được thảo luận chung, trước khi được chấp thuận (đăng tải online) hay bị từ chối.
{Khi bài được "nộp vào", nó sẽ hiện ra trong phần "Nơi bắt đầu", trang của người sử dụng trong vùng riêng, những người yêu cầu tham gia vào cuộc thảo luận trong diễn đàn nội bộ bên dưới bài.
Những bài như thế hiện ra đối với tất cả các chủ bút. Trong khi đó, nó chỉ có thể được sửa đổi bởi tác giả bài hay một quản trị viên mà thôi.}
<IMG SRC="img_pack/puce-verte.gif"> {{Đăng tải online}}
Sau khi được các chủ bút thảo luận (trong thời gian nộp vào), một bài viết có thể được "chấp thuận", tức được đăng tải online. Sau đó, bài được mọi độc giả xem thấy.
{Khi bài đã được đăng tải online, chỉ có quản trị viên mới có thể sửa đổi bài. Tác giả bài không sửa được nữa trừ khi người đó có quy chế chủ bút, và do đó khi cần phải nhờ đến quản trị viên sửa đổi dùm.|
<IMG SRC="img_pack/puce-rouge.gif"> {{Từ chối}}
Bài "nộp vào" không đủ tiêu chuẩn có thể bị "từ chối" nếu quản trị viên không cho phép đăng tải online.
{Một bài bị "từ chối" chỉ hiện ra đối với tác giả bài và các quản trị viên.}
{Tuy nhiên, một bài bị "từ chối" không thể được sửa đổi bởi tác giả nữa, để tránh tình trạng tác giả đem bài đi nộp lại. Trong trường hợp bài cần được sửa đổi, thì bài đó nên được sắp vào tình trạng "đang soạn" để tác giả có thể điều chỉnh và nộp bài lại sau đó.}
<IMG SRC="img_pack/puce-poubelle.gif"> {{Vô xọt rác}}
Bài có thể bị cho "vô xọt rác" bởi quản trị viên mà thôi.
{Một bài viết bị cho "vô xọt rác" sẽ không hiện ra trong vùng riêng nữa, ngay cả đối với quản trị viên. Do đó dùng cẩn thận. Cho vô xọt rác rồi là bài sẽ biến mất hoàn toàn.
Thật ra, bài vẫn còn nằm đâu đó trong database, nhưng rất là khó để với lấy qua những phương tiện có sẵn của SPIP.}
Vì thế, lựa chọn này chỉ dùng để áp dụng cho các bài viết trật và sẽ bị xóa hoàn toàn. Thông thường thì nên chọn trạng thái "từ chối" vì bớt nhiêu khê hơn.
- Cuối cùng, cần ghi nhận là quản trị viên có thể, bất cứ lúc nào, điều chỉnh {quy chế} của bài viết. Do đó một bài đăng tải rồi cũng có thể bị cho vào lại trạng thái "đang soạn". Tuy nhiên, một khi bài đã được đăng tải online rồi, đừng nên lạm dụng thay đổi quy chế của bài viết vì website sẽ đầy những lổ hỏng với các bài viết xuất hiện rồi biến mất bất thường. Điều này sẽ làm độc giả rất rối.
</artstatut>
<arttexte>
{{{Thân Bài}}}
Như tên gọi, đây là phần thân bài.
- Tuy nhiên có một vấn đề cần lưu tâm: độ dài của thân bài. Đôi lúc nếu thân bài quá dài {(theo kinh nghiệm của chúng tôi là độ dài lớn hơn 32Kb)}, thì nó bị cắt đứt nửa chừng hoặc bị từ chối không nhận trong lúc chuyển đến hệ thống SPIP. Vấn đề này không phải do SPIP gây ra mà là vì browser bạn đang dùng. Nếu gặp phải vấn đề này, bạn thử dùng browser khác xem sao.
- Bạn có thể dùng những <A HREF="aide_index.php3?aide=raccourcis"
TARGET='_top'>cách vắn tắt để sắp xếp bài </A> của SPIP.
</arttexte>
<arttitre>
{{{Tựa đề, Đầu đề, Tựa đề phụ}}}
- {{Tựa đề}} bắt buộc phải có.
- {{Đầu đề}} và {{Tựa đề phụ}} không bắt buộc. Nếu bạn không cần dùng thì hãy để trống. Cơ phận sắp xếp sẽ tự động điều chỉnh phần trình bày bài vở sao cho thích nghi.
{Nếu muốn, quản trị viên có thể chọn dùng hay không dùng Đầu đề và Tựa đề phụ trong phần «<A HREF="aide_index.php3?aide=confart" TARGET="_top">Cấu hình website; Đặc điểm căn bản </A>»}
</arttitre>
<confart>
{{{Nội dung của bài}}}
Một bài gồm có nhiều phần: tựa đề, đầu đề, tựa đề phụ, tóm lược, dẫn nhập, tái bút ... Tuy nhiên, tùy theo cấu hình của từng website có chọn dùng những phần đó hay không, hoặc tác giả để trống không dùng.
Để đơn giản hóa giao diện và/hoặc là không cho phép các tác giả sử dùng một số phần nào đó, vào trong phần "Cấu hình website; Đặc điểm căn bản" để tắt/mở việc sử dụng những phần này.
{{T.B.}} Chọn lựa <A
HREF="aide_index.php3?aide=intersimple" target="_top">{Xem đơn giản/Xem tất cả}</A>
chỉ ảnh hưởng tùy theo từng người sử dụng, trong khi đó nếu bạn điều chỉnh trong phần "Cấu hình website; Đặc điểm căn bản" thì sẽ ảnh hưởng đến tất cả mọi người sử dụng. Do đó nếu bạn khóa không cho phép dùng đầu đề, thì không tác giả, chủ bút, quản trị viên nào có thể sử dụng đầu đề trong bài viết.
Giao diện sẽ tự động điều chỉnh trong trường hợp có hay không có các phần này. Thí dụ: nếu bạn khóa không cho sử dụng "Từ Then Chốt" thì nút tương ứng ở trong thanh di chuyển sẽ biến mất.
</confart>
<confbreves>
{{{Tắ/Mở hệ thống tin ngắn}}}
Tin ngắn là một bài ngắn không có tác giả. Một số website không dùng đặc điểm này. Có thể là vì người webmaster không dùng đặc điểm này vào trong cấu hình của website.
Trong trường hợp này, bạn có thể tắt đặc điểm tin ngắn. Sẽ không có ai viết tin ngắn được Giao diện của website sẽ nhẹ và bớt rối rắm.
</confbreves>
<confmails>
{{{Gửi email tự động}}}
Các chủ bút và quản trị viên không phải lúc nào cũng có mặt trong khu quản trị của website. Để tạo sự dễ dàng làm việc và quản trị website, hệ thống có thể thông báo bằng email một số sự kiện xảy ra ....
<FONT COLOR="red">Cảnh báo: một số máy chủ tắt đặc điểm gửi email tự động. Nếu gặp trường hợp này các đặc điểm sau đây không dùng được.</FONT>
- {{Quản trị các thư tín diễn đàn công cộng}}
Để giúp các tác giả theo dõi những trao đổi xoanh quanh bài của họ, đặc tính này cho phép gửi các thư tín đến tác giả.
Nếu đặc tính này được mở, các tác giả của bài viết sẽ nhận qua email các thư tín xoanh quanh bài viết của họ. Và họ có thể bấm vào điểm nối đính kèm để vào thẳng trang của bài viết và trả lời các thư tín.
- {{Quản trị các bài vở đã nộp}}
Khi một bài viết được nộp vào để chờ chấp thuận cho đăng, SPIP có thể thông báo bằng email. Với cách này, quản trị viên được thông báo kịp thời tình hình đăng tải bài vở của website.
Cho một website tập thể (có nhiều chủ bút), chúng tôi khuyên bạn nên lập ra một mailing list của các chủ bút (SPIP không có đặc điểm mailing list), để trao đổi các thư tín với nhau.
- {{Thông báo tin tức}}
Đặc điểm này được cung cấp để thông báo « các tin tức mới nhất »: nếu bạn sử dụng và điều chỉnh khoảng thời gian cách biệt giữa các thông báo, email sẽ được gửi đều đặn đến địa chỉ đã định, cho biết tình hình đăng tải bài vở và tin ngắn.
Đặc tính rất dễ: nếu bạn chọn cách khoảng 7 ngày, thì cứ mỗi 7 ngày, SPIP sẽ gửi danh sách các bài viết, tin ngắn đã đăng tải trong thời gian 7 ngày vừa qua đến địa chỉ email đã định sẵn.
Nút «Gửi ngay» sẽ lập tức gửi thông báo đi ngay (và bắt đầu một chu kỳ mới trước khi gửi thông báo kế tiếp).
Bạn có thể gửi thông báo tin tức cập nhật cho người webmaster (và người đó sẽ chuyển lại), hoặc nếu muốn, bạn có thể gửi đến danh sách những người ghi danh.
</confmails>
<confdates>
{{{Đăng tải bài có ngày xxxx}}}
Quản trị viên có thể điều chỉnh <A
HREF="aide_index.php3?aide=artdate" TARGET="_top">ngày đăng tải online</A> của bài viết (khi bài viết đã ở trong tình trạng «đăng tải online»)
SPIP sẽ hành xử như thế nào khi ta chọn ngày đăng tải online ở vào một thời điểm tương lai? SPIP có nên đăng tải tất cả bài vở, mặc kệ ngày đăng tải online (sẽ đưa đến tình trạng một bài viết có đề ngày tháng tương lai), hay SPIP sẽ chờ cho đến đúng ngày đó đến mới đăng?
- Lợi điểm của việc này là có thể xếp đặt trước chương trình đăng tải một loạt bài. Người webmaster có thể đi nghĩ hè trong một tháng trời. Trước khi đi, người đó có thể đăng tải sẵn một loại bài trước. Bài nào cũng được đặt vào tình trạng "đăng tải online". Như thế, trong khi đi vắng, từng bài một sẽ được tự động đăng tải khi đến đúng ngày.
- Cho những website khác có nhu cầu đăng tải sớm (lấy thí dụ như các báo chí thường xuất bản đề ngày sớm, tức là mới tháng ba đã ra bài cho tháng 4) thì nên tắt đặc điểm này đi.
</confdates>
<confmessagerie>
{{{Thư tín nội bộ}}}
SPIP có một hệ thống thông tin nội bộ (tài liệu này có phần đề cập đến
<a href="aide_index.php3?aide=messut" target="_top">thư tín giữa người dùng</a>, cho đến <a href="aide_index.php3?aide=messpense" target="_top">ghi nhớ</a> và <a href="aide_index.php3?aide=messcalen" target="_top">lịch</a>).
Bạn có thể chọn dùng tất cả hay một phần của hệ thống này.
- {{Tắt/mở hệ thống thư tín nội bộ}}
Một lý do để không dùng hệ thống thư tín nội bộ có thể là choán chỗ trong database: những thư tín này (cũng như thư tín trong diễn đàn liên hệ đến bài viết) được chứa trong database và choán chỗ trong dĩa cứng của máy chủ. Hơn nữa, đặc điểm thư tín nội bộ tạo thêm việc cho máy chủ của website (các vấn đáp database): trong trường hợp của một máy chủ yếu, bạn nên tắt đặc điểm này để làm nhẹ gánh cho máy chủ.
- {{Tắt/mở danh sách các chủ bút đang nối vào}}
Nếu bạn mở đặc điểm này lên, danh sách các người dùng đang nối vào vùng riêng của website sẽ hiện lên thường trực. Điểm này tạo sự dễ dàng trong việc trao đổi các thư tín lập tức giữa những người dùng.
Đặc điểm này tạo ra thêm một số vấn đáp database; bạn nên tắt đặc điểm này trên một máy yếu. Cũng cần ghi nhận là một số người cảm thấy đặc tính này có tính xen lấn vào việc làm của họ.
{Bạn cần ghi nhận là:} Khi bạn mở đặc tính này cho toàn bộ website, người dùng vẫn có thể
<a href="aide_index.php3?aide=messconf" target="_top"> tắt nó đi riêng cho họ</a>. Với cách đó, nếu người dùng cảm thấy chức năng thư tín nội bộ không cần thiết hay xen lấn, họ chỉ cần tắt riêng đi cho họ.
</confmessagerie>
<confforums>
{{{Vận hành của diễn đàn công cộng}}}
Việc quản trị các diễn đàn công cộng tùy thuộc mỗi người webmaster, tùy theo nhu cầu của mỗi website. Có người muốn có diễn đàn, người thì muốn diễn đàn mở rộng cho bất cứ ai, người khác thì muốn điều hợp (trước) diễn đàn, thư tín phải được chấp thuận trước khi đăng lên.
SPIP cho phép bạn lựa chọn cách vận hành của diễn đàn công cộng (diễn đàn nội bộ dành riêng cho việc quản trị được xem như là diễn đàn mở rộng cho tất cả các chủ bút, và có điều hợp {sau}).
- {{Khóa diễn đàn lại}}
Nếu đặc điểm diễn đàn bị tắt/khóa lại thì giao diện liên quan đến diễn đàn sẽ biến mất và các thư tín đăng trong diễn đàn sẽ không hiện ra (thư tín không bị xóa khỏi database, chỉ không hiện ra thôi). Khi khóa lại diễn đàn sẽ không chạy nữa, mặc dầu trong cấu hình (khuôn mẫu) của website có ghi là dùng diễn đàn.
Bạn có thể khóa luôn (website coi như không có diễn đàn) hay khóa tạm thời (đình chỉ diễn đàn để trấn tĩnh tình hình, hay để bạn đi nghĩ mát, hay để chuyển website sang nơi khác).
- {{Diễn đàn có điều hợp (sau)}}
Khi diễn đàn có điều hợp {sau}, thư tín gửi lên sẽ được đăng ngay. Sau đó bạn toàn quyền vào trang quản trị diễn đàn để điều hợp các thư tín trao đổi tùy ý theo hoàn cảnh. {điều hợp sau là phương thức định sẵn cho SPIP}
- {{Diễn đàn có điều hợp (trước)}}
Trong một diễn đàn có điều hợp {trước}, thư tín gửi vào được giữ đó nhưng chưa đăng liền. Quản trị viên phải vào trang quản trị diễn đàn để chấp thuận (hay từ chối) từng thư tín một.
- {{Diễn đàn có ghi danh}}
Nếu điễn đàn thuộc loại phải có ghi danh thì ai muốn đăng tải tin tức phải ghi danh bằng cách cung cấp địa chỉ email. Sau đó họ sẽ nhận được tên gọi (ID) qua email. Đối với chủ bút đã có phép ra vào, thì tên gọi này chính là login của họ.
Phương thức này là một sự dung hòa giữa nhu cầu có trách nhiệm (tham dự viên phải cung cấp địa chỉ email có hiệu lực) mà không cần điều hợp trước (sau khi ghi danh rồi, họ có thể đăng tin trực tiếp).
Hơn thế nữa, phương thức này cho phép vô {sổ đen} những người lạm dụng diễn đàn. Khi bạn xóa (trong trang quản trị diễn đàn) một bản tin đăng theo kiểu "ghi danh", bạn có thể xem hồ sơ của tác giả của bản tin đó. Bạn chỉ cần cho tên tác giả này "vô xọt rác": sau đó tên hiệu của người đó sẽ không sử dụng được nữa và người đó cũng không thể xin một tên hiệu khác với cùng địa chỉ email.
<FONT COLOR='red'>Cảnh báo: dạng "diễn đàn có ghi danh" buộc máy chủ phải có khả năng gửi email tự động. Nếu không có tốt nhất là đổi máy chủ)</FONT>
</confforums>
<confmoteur>
{{{Tắt/mở cơ phận tìm kiếm }}}
SPIP có một cơ phận tìm kiếm. Khi được mở lên, một hệ thống soạn mục lục bài vở sẽ phân tách nội dung tất cả bài viết. Hoạt động này, tuy là cho phép việc tìm kiếm rất lẹ làng sau đó, nhưng tốn rất nhiều công sức cho máy chủ. Trong trường hợp máy yếu, nó sẽ gây một số trở ngại.
Vì lý do trên, bạn có thể tắt hay mở hệ thống soạn mục lục.
Dữ kiện phụ trội của cơ phận tìm kiếm của SPIP gần như {{tăng gấp ba}} chỗ chứa trên dĩa cứng của database. Mặt khác, trong một máy yếu hay máy làm việc nhiều, việc soạn mục lục có thể làm giảm hiệu năng, hay có khi gây ra lỗi thực hiện (hiếm xảy ra).
Nói chung, nếu website rất lớn, chúng tôi khuyên không nên dùng cơ phận tìm kiếm, thay vào đó dùng những sản phẩm đặc biệt như <HTML><A
HREF='http://www.htdig.org/' target="_blank">ht://Dig</A></HTML>.
Cũng cần ghi nhận là cơ phận tìm kiếm không soạn mục lục tất cả các trang cùng lúc. Nếu bạn mở cơ phận tìm kiếm lên trong lúc website chứa một lượng lớn bài vở, bạn phải chờ cho đến khi website có được một số lượng lần vào xem (ước lượng) tương đương với số lượng văn bản để soạn mục lục thì lúc đó cơ phận tìm kiếm mới được cập nhật.
</confmoteur>
<confnom>
{{{Tên và URL của website}}}
Tên và URL của website bạn dùng để lập ra hồ sơ «backend.php3». Hồ sơ này dùng vào việc syndication của website (tức là, hiển thị trên một website khác danh sách 10 bài đăng tải mới nhất trên website bạn).
URL của website bạn phải là địa chỉ trang nhà {ngăn} chứ không phải hồ sơ HTML tương ứng; do đó địa chỉ nên tận cùng bằng ký hiệu «/». Nếu địa chỉ trang nhà là:
<HTML><TT>http://www.mysite.net/index.html</TT></HTML>,
Thì URL của website bạn sẽ là:
<HTML><TT>http://www.mysite.net/</TT></HTML>
</confnom>
<confstat>
{{{Thống kê số lần xem}}}
SPIP có một hệ thống đơn giản cho phép bạn đếm và theo dõi số lần vào xem trang web và từng bài một. Đồng thời bạn cũng được biết những website nào khác chuyển người xem vào website bạn và từng bài một.
- {{Số lần vào xem}}
Mỗi ngày, SPIP nhận diện «từng người xem riêng biệt» vào xem website bạn dựa theo địa chỉ IP. Hệ thống rất lẹ và {tương đối} xác thực (đây là một sự ước lượng {tương đối} chính xác về số người vào xem trang web, chứ không phải chỉ là số lần «vào xem»
hay «số trang vào đọc»; một độc giả vào ra một trang nào đó nhiều lần vẫn được xem như là «một người xem riêng biệt»).
- {{Vào xem thẳng hay nơi nối kết}}
«Vào xem thẳng» là việc vào xem trang web hay một bài trong web từ một website khác (website đó chứa một điểm nối kết vào website của bạn).
Cho toàn bộ website và từng bài một, SPIP hiển thị danh sách của các «nơi nối kết» (những trang có điểm nối đến website bạn), cùng với số lần «viếng trực tiếp» (số độc giả vào xem theo ngõ nối kết này).
-----
- {{Hệ thống «tương đối» xác thực}}
Một hệ thống trọn vẹn để phân tách lưu lượng giao thông đòi hỏi rất nhiều công sức (sức CPU và bộ nhớ); do đó, hệ thống SPIP dùng được đơn giản hóa để có thể thật lẹ và chiếm chỗ thật ít.
Hơn nữa, việc đếm «số người xem riêng biệt») dựa vào địa chỉ IP hàng ngàỵ Đây không phải là phương thức chính xác nhất, tuy nhiên chúng tôi nghĩ nó đủ xác thực một cách «tương đối».
Nếu muốn có phân tách chi tiết lưu lượng giao thông của website bạn, hãy dùng một hệ thống khác chuyên môn hơn về việc phân tách thống kê.
- {{Tính toán hàng ngày}}
Hệ thống phân tích lưu lương giao thông của SPIP đếm số lượng độc giả và các nơi nối kết hàng ngày (không phải liền ngay lập tức). Vì thế, một số dữ kiện đôi khi trông không hợp lý vì chưa có toàn bộ dữ kiện trong ngày. Nếu không chắc thì xem trang đang hiển thị thống kê là trang xác thực và chi tiết nhất. Do đó, trang thống kê của một bài viết chỉ có được sau ngày đăng tải đầu tiên (số lượng không biết vì SPIP chưa phân tích chúng).
- {{Tắt/mở thống kê và nơi kết nối}}
Việc đếm số lượng độc giả vào xem trang web không tốn quá nhiều công sức hay choán nhiều chỗ dĩa cứng. Vì vậy không lý do gì để tắt đặc điểm này trừ phi server quá chậm.
Mặt khác, hệ thống đếm các nơi nối kết tốn nhiều công sức hơn. Vì thế đặc điểm này bị khóa lại. Chỉ nên mở chức năng này lên nếu server bạn rất mạnh (server đã tốn công sức tính toán số lượng bài dài thì khó mà có sức để tính toán thêm các nơi kết nối).
- {{PS:}} Disk space and computing time necessary for the follow-up of visits and referrers increase with your site's traffic. The more a site is visited, the more the technical needs to perform these tasks increases.
- {{TB:}} Chỗ dĩa cứng và thời gian tính toán cần thiết cho số lần vào xem và các nơi kết nối gia tăng theo lưu lượng giao thông của website. Website càng có nhiều người vào xem, thì càng tốn công sức và chỗ để thực hiện thống kê.
</confstat>
<install0>
{{{Tiên khởi: Chuẩn bị phép tắc}}}
Khi bạn thiết kết hồ sơ SPIP bằng FTP, một số {{ngăn}} sẽ không được cấu hình đúng, do đó, bạn phải điều chỉnh cấu hình của chúng bằng FTP.
Bạn cần điều chỉnh «phép đọc/viết» của các ngăn sau đây:
- {{/CACHE}}
- {{/IMG}}
- {{/ecrire}}
- {{/ecrire/data}}
Các nhu liệu FTP có khác nhau về chức năng, nhưng phương thức điều chỉnh căn bản là:
- chọn ngăn bạn muốn điều chỉnh «phép đọc/viết»;
- tìm trong nhu liệu FTP đặc tính «change (or {modify} or {set} permissions»;
- Nếu đặc tính này hiện ra trong giao diện đồ họa, đánh dấu trong các ô «Write» for the «Others» (or «World» or «All users»):
<CENTER><img src="AIDE/install0.gif" alt=" " border="0"></CENTER>
- Nếu đặc tính này hiện ra trong dạng «chữ» cấu hình bằng số là «777».
Khi bạn điều chỉnh như thế cho các ngăn mà phần thiết kể bảo đổi, bạn phải nạp lại trang web và quy trình thiết kế sẽ tự động chạy tiếp.
</install0>
<install1>
{{{Móc nối với MySQL}}}
Bước này cho vào các dữ kiện cần thiết để SPIP giao tiếp được với MySQL server.
- {Địa chỉ database:} tùy theo chọn lựa của máy chủ, dữ kiện này sẽ chỉ là «localhost», hoặc là địa chỉ website («www.mysite.org»).
- {login vào/Connection login:} đây thường là login mà bạn dùng để chuyển tải hồ sơ bằng FTP.
- {mật mã vào/Connection password:} đây cũng thường là mật mã mà bạn dùng để vào website bằng FTP.
- Những dữ kiện trên không được chế ra tại chỗ: nếu không biết tức là bạn đã không được cung cấp dữ kiện ra/vào. Do đó, nếu không có dữ kiện này, bạn không tiếp tục được.
- Những dữ kiện trên được cung cấp {{bởi chủ nhân website}}: để có dữ kiện ra/vào, liên lạc với người trách nhiệm (xin đừng hỏi nhóm lập trình SPIP, chúng tôi không có những dữ kiện này!). Một số máy cung cấp các dữ kiện trên qua phần hướng dẫn online.
- Thường thì bạn cần phải {{hỏi}} chủ nhân máy cho phép vào MySQL hoặc chính bạn phải hoàn tất một thủ tục đặc biệt nào đó để làm chuyện này. Nhiều máy chủ tuy có cho phép dùng MySQL database nhưng không có cho phép một cách tự động khi bạn mua/thiết trí trương mục. Sau khi mở trương mục, bạn phải yêu cầu được phép ra/vào sử dụng MySQL. Trong trường hợp này, xin đọc tài liệu hướng dẫn của máy chủ để biết cách xin phép vào sử dụng MySQL. (Một lần nữa, nhóm SPIP không có dữ kiện &
#273;ể giúp bạn ở đây).
</install1>
<install2>
{{{chọn database cho bạn}}}
- Bạn phải chọn {tên} của database mà máy chủ đã thiết lập. Chủ nhân server cung cấp dữ kiện này cho bạn: nếu không có, xin liên lạc với chủ nhân server. (đừng yêu cầu nhóm SPIP, chúng tôi không có những dữ kiện này).
- Dữ kiện này thường thì giống như {login} của trương mục bạn (dùng để ra/vào website bằng FTP).
- Chọn lựa thứ nhất (thông thường nhất): một danh sách trương mục được hiển thị (đôi khi khá dài, tùy theo máy). Trong số trương mục này, chỉ có một cái là của bạn. Bạn chỉ chọn đúng trương mục của bạn và chấp nhận để đi qua bước kế.
- Chọn lựa thứ hai: chỉ hiện ra một tên duy nhất tương ứng với trương mục bạn (máy chủ được thiết trí để tự động hiển thị duy nhất trương mục bạn). Đơn giản: chọn trương mục này và chấp nhận.
- Chọn lựa thứ ba (thường là cho một trương mục có nhiều quyền hạn): bạn phải {thiết lập} database của mình. Trong trường hợp này (sau khi kiểm tra lại là trong danh sách trên không có trương mục của bạn), bạn có thể cho vào tên database trong khung kế bên chỉ dẫn «thiết lập một database mới».
- Chọn lựa chót (thất bại): trương mục bạn không có trong danh sách, và bạn không thể thiết lập database cho chính mình. Chuyện này hiếm xảy ra: điều này có nghĩa là máy chủ có cho phép vào database server, nhưng lại quên thiết lập trương mục cho bạn. Trong trường hợp này, bạn nên liên lạc với chủ nhân host trực tiếp.
</install2>
<install5>
{{{Dữ kiện cá nhân}}}
Bước này rất đơn giản, nhưng bạn lại phải cẩn thận. Đây là bước để thiết lập danh tánh của bạn. Nếu vội vả, hấp tấp và vấp phải lỗi, bạn sẽ không nối vào website được...
Lưu ý là một khi website đã thiết trí rồi, bạn có thể thay đổi những dữ kiện này.
- {Danh xưng công cộng:} đây sẽ là bút ký bài vở của bạn.
- {ID ra/vô:} đây là ID do {{bạn tự chọn}} để nối vào hệ thống SPIP. Dữ kiện này không nhất thiết trùng với dữ kiện máy chủ cho bạn để nối vào trương mục bằng FTP. Ngược lại, {chúng tôi khuyến khích bạn không nên dùng cùng ID} để ra/vào SPIP (bạn tự do chọn lựa} và để ra/vào FTP (do máy chủ định sẵn).
</install5>
<intersimple>
{{{Xem đơn giản / xem tất cả}}}
Mỗi người sử dụng hệ thống SPIP có thể điều chỉnh phần trình bày của giao diện (mà không ảnh hưởng đến người khác, khác với « <A
HREF="aide_index.php3?aide=confart" TARGET="_top">Cấu hình website; đặc điểm căn bản</A>»).
Trong SPIP có nhiều đặc điểm, chức năng mà các chủ bút ít khi (hay không bao giờ) dùng. Do đó, chọn phần «xem đơn giản» sẽ làm gọn gàng phần giao diện và dễ hiểu dễ dùng. Trong dạng này, chỉ hiện ra những phần tử nào thật là cần thiết cho việc quản trị website. Lấy thí dụ, rất ít ai cần «<A
HREF="aide_index.php3?aide=artdate_redac" TARGET="_top">Ngày đăng tải trước đó </A>» do đó nó sẽ không xuất hiện trong dạng «xem đơn giản»
{{T.B.}} những khác biệt giữa hai dạng xem đơn giản và xem tất cả chỉ hiển nhiên hơn đối với các quản trị viên vì họ có nhiều chức năng để dùng hơn là các chủ bút.
{Để các dạng này có hiệu lực, bạn phải chấp nhận việc dùng cookies.}
</intersimple>
<logoart>
{{{Logo của bài}}}
Với hệ thống SPIP bạn có thể gài một logo tương ứng với bài viết. Làm vậy để trên trang web hiển thị một nút nhấn bằng hình nối với bài viết.
Cho một bài viết, bạn có thể:
- không dùng logo;
- dùng một logo đồ họa đơn giản;
- dùng một logo hoạt họa "lơ lững" được (một logo với "2 vị trí": logo thay đổi khi chuột di chuyển lên trên nó).
- {{Các dạng hình}}
Khi bạn tạo lập các hình ảnh (với nhu liệu xử lý hình), bạn phải lưu giữ chúng trong các dạng sau đây:
- GIF (hồ sơ GIF có thể có "hoạt họa");
- JPEG;
- PNG (chúng tôi khuyến cáo không nên dùng vì có nhiều browser không hiểu dạng này).
{Để tránh các vấn đề kỹ thuật vận hành, SPIP không nhận hồ sơ hình ảnh lớn hơn 256Kb.} Khuyến cáo: vì những "nút nhấn" này là một phần của giao diện đồ họa, bạn cần lưu tâm để {kích thước hồ sơ} (kilobytes) đừng có quá lớn (thường thì nên dưới 10Kb) thì việc di động trong website êm ả hơn.
Cần ghi nhớ là tên hồ sơ nên có {đuôi} cho biết dạng hình: {{.gif}}, {{.jpg}} hay {{.png}}. Tên hồ sơ không thành vấn đề miễn là bạn đừng quên {đuôi hồ sơ}.
{Nếu bạn lập ra một nút nhấn có khả năng "lơ lững", thì lập ra hai hồ sơ hình khác nhau (một cái cho trạng thái "thường" và cái kia để dùng khi chuột di động lên trên nút nhấn): bắt buộc hai hồ sơ này phải cùng kích thước (số chấm).}
- {{Logo đơn giản}} (không lơ lững)
<img src="AIDE/logoart-1.gif" alt=" "
border="0" align="right">Để thêm một nút nhấn, dùng khung bên tay trái của bài viết, có tựa đề là "LOGO BÀI VIẾT".
Tùy theo ấn bản browser đang dùng, bấm vào nút "Browse", "Select", "File" để mở một khung đối thoại cho phép bạn chọn hồ sơ hình để làm nút nhấn.
Khi chọn hồ sơ rồi, bấm nút "Upload". Hình sẽ hiện lên. Dưới hình có nút "Xóa logo" nếu bạn muốn bỏ nó đi.
Nếu bạn không dự tính dùng logo lơ lửng, không cần phải làm gì thêm.
- {{Thay thế logo}}
<img src="AIDE/logoart-2.gif" alt=" "
border="0" align="left">Bạn có thể thay logo bằng hình khác. Thực hiện điều này bằng hai bước:
- đầu tiên xóa logo hiện thời đi
- sau đó chuyển tải lên một hồ sơ hình khác để thay thế
Bởi vì cách vận hành của browser, hình mới chưa hiện lên liền; bạn vẫn thấy hình cũ (còn trong cache của browser). Bấm vào hình này bằng nút phải của chuột để hiện ra một mệnh đơn rủ: chọn "Reload image". Hình mới sẽ hiện ra.
- {{Logo lơ lửng}}
<img src="AIDE/logoart-3.gif" alt=" "
border="0" align="right">Sau khi cài hồ sơ thứ nhất xong, ngoài hình được hiển thị bạn còn thấy khung thứ hai có ghi "LOGO LƠ LỬNG". Bạn dùng khung thứ nhì này để cho vào hồ sơ thứ hai trong bộ hình.
{Nếu sau khi cài cả hai hồ sơ, bạn xóa hình thứ nhất đi (nút "đơn giản"), khung hình thứ nhì sẽ biến mất. Thật vậy, nếu không có logo thứ nhất thì không lý gì lo chuyện logo lơ lửng!}
Bạn không cần phải đụng tới phần nào của bài viết. Đến lúc hiển thị bài trên trang web, việc hiển thị các logo hoàn toàn tự động. Ký hiệu HTML sẽ được tạo ra cho đúng với kích thước logo, và các mệnh lệnh làm lơ lửng bằng JavaScript cũng được tự động soạn ra.
</logoart>
<raccourcis>
{{Để việc trình bày tài liệu do SPIP đăng tải dễ dàng hơn, hệ thống có một số «lối trình bày tắt» nhằm để:
- đơn giản hóa việc sử dụng cho những người không biết ký hiệu HTML;
- đơn giản hóa việc xử lý tự động việc trình bày trang.
Bạn vẫn có thể dùng ký hiệu HTML trong tài liệu SPIP, nhưng chúng tôi khuyến khích bạn nên sử dụng các lối trình bày tắt của SPIP vì chúng dễ nhớ, dễ dùng, và tận dụng các thao tác tự động của SPIP.}}
~
{{{Các lối trình bày (layout) tắt của SPIP}}}
- {{Soạn một đoạn văn mới}}
Để soạn một đoạn văn mới, bạn chỉ cần chừa một hàng trống, tương tự như cách biệt các đoạn văn trong email (bằng cách «nhảy một hàng»)
Nếu chỉ «xuống hàng» (dùng nút Enter hay Return) mà không cách biệt hai đoạn văn bằng một hàng trống sẽ không tạo ra một đoạn văn mới (quả thật vậy, SPIP cũng sẽ không có xuống hàng như bạn nghĩ).
Bạn có thể để nhiều hàng trống liên tiếp mà không ảnh hưởng đến việc trình bày. Đối với SPIP, một hay nhiều hàng trống có cùng ý nghĩa như nhau: một đoạn văn mới.
- {{Thiết lập danh sách có chấm đầu câu, hay có đánh số}}
Bạn thiết lập một danh sách bằng cách xuống hàng (nhấn Enter hay Return) và ở đầu hàng mới cho vào một dấu gạch ngang («-»).
Lưu ý là ở đây xuống hàng là đủ; nếu bạn lại chừa một hàng trống trước hàng có dấu gạch ngang, một hàng trống sẽ xuất hiện trước danh sách[[
{{Phương thức khác:}}
- Bỏ một hàng trống mà không có dấu đầu câu có thể thực hiện bằng cách cho vào <tt>_</tt> (gạch đít) ở đầu hàng, kế tiếp theo sau bằng một chỗ trống.
- Bạn có thể lập danh sách bên trong danh sách bằng cách thêm dấu hoa thị (*) sau dấu gạch ngang.
_{Thí dụ, thử như vầy }:
_ <html><tt>-* Ngựa của tôi<br>
-** bự;<br>
-** bờm dài;<br>
-** màu đen;<br>
-* nhưng thỏ của tôi<br>
-** màu trắng:<br>
-*** nhỏ<br>
-*** lông ngắn.</tt></html>
- Và cuối cùng, bạn có thể thiết lập danh sách có đánh số bằng cách dùng <code>#</code> thay vì dùng dấu hoa thị:
<code>-# thứ nhất
-# thứ hai
-# thứ ba</code>
sẽ cho ra:
-# thứ nhất
-# thứ hai
-# thứ ba
]].
Lấy thí dụ, <HTML><TT><br>
- I like work;<br>
- it fascinates me.<br>
- I can sit and look at it for hours.</TT></HTML> (Jerome K. Jerome) <br> sẽ được hiển thị như sau:
- I like work;
- it fascinates me.
- I can sit and look at it for hours.
{{Chữ đậm và chữ nghiêng}}
Để làm {nghiêng} chữ, bọc hai đầu phần chữ đó với dấu ngoặc ôm (đóng và mở): «<HTML><TT>...some text {in italic} in...</TT></HTML>».
Để làm {{đậm}} chữ, bọc hai đầu phần chữ đó với hai dấu ngoặc ôm (đóng và mở): «<HTML><TT>...some text {{in bold}} in...</TT></HTML>».
- {{Tựa đề đoạn văn}}
Tựa đề đoạn văn là tựa đề lớn bên trong văn bản. Dùng ba dấu ngoặc ôm (đóng và mở) chung quanh tựa đề: «<HTML><TT>{{{Đây là tựa đề đoạn văn này}}}</TT></HTML>» gives: {{{ Đây là tựa đề đoạn văn này }}}
- {{Lằn gạch ngang}}
Để có một lằn gạch ngang dài bằng chiều dài của thân bài: bạn đánh vào một hàng có 4 dấu gạch nang như sau:
<HTML>---- </HTML>
----
- {{Điểm nối kết hypertext}}
Bạn có thể dễ dàng lập ra một điểm nối kết hypertext bằng cách dùng những ký hiệu sau:
«<HTML><TT>SPIP is an initiative of [minirezo->http://www.minirezo.net/].</TT></HTML>» sẽ cho ra «SPIP is an initiative of [minirezo->http://www.minirezo.net/].»
Địa chỉ URL có thể là tuyệt đối (như thí dụ này, bắt đầu bằng <code>http://</code>), hay tương đối (đối với trang hiện tại của một website), một điểm nối với một tài liệu dùng nghi thúc internet (<code>ftp://</code>...) hay một điạ chỉ email («<code>[->mailto:minirezo@rezo.net]</code>»)...
- {{Các điểm nối kết hypertext bên trong website}}
Hơn nữa, hệ thống nối kết hypertext này tạo dễ dàng để nối kết bên trong website. Điều cần biết duy nhất là tìm {số thứ tự} của bài viết hay của đề mục, hay của tin ngắn mà bạn muốn nối qua:
<img src="AIDE/articlenumero.gif" alt="NUMERO" border="0" align="right">
Khi bạn «xem» một bài viết, một tin ngắn, hay một đề mục trong vùng riêng, cột bên trái có một khung cho thấy số thứ tự trong khổ lớn.
Đó chính là con số bạn dùng trong điểm nối kết hypertext:
{nối qua bài viết 342 (4 cách):}
<HTML><TT>
<br>nối qua [bài->342]
<br>nối qua [bài->art342]
<br>nối qua [bài->article 342]
<br></TT></HTML>{cũng như cho }<HTML><TT>[->art342]</TT></HTML>, {sẽ hiển thị tựa đề bài viết 342 với một điểm nối qua bài này.}
{nối qua đề mục 12:}
<HTML><TT>
<br>nối qua [đề mục->rub12]
<br>nối qua [đề mục->rubrique 12]
</TT></HTML>
{nối qua tin ngắn 65:}
<HTML><TT>
<br>nối qua [tin ngắn->br65]
<br>nối qua [tin ngắn->breve 65]
<br>nối qua [tin ngắn->brève 65]
<br></TT></HTML>
{Tác giả, từ then chốt, website:}
<HTML><TT>
<br>[->aut13] hay [->auteur13]
<br>[->mot32]
<br>[->site1]
<br>
</TT></HTML>
{Ghi nhận là cho một website, các lối viết tắt chĩa đến địa chỉ URL của nó.}
- {{Ghi chú}}
Ghi chú thường được trình bày trong hình thái có một con số ở trong thân bài, sau đó ở cuối trang có con số đó và những dữ kiện phụ trội.
Trong SPIP, đặc điểm ghi chú được tự động hóa (nếu dùng ký hiệu HTML rất phức tạp và phiền toái): các ghi chú được đánh số bởi SPIP và có điểm nối bên trong bài để nhảy trực tiếp từ một con số ghi chú đến phần ghi chú tương ứng ở cuối trang và ngược lại.
Trong SPIP, ghi chú được đặt giữa hai ngoặc vuông (đóng và mở): «<HTML><TT> Ghi chú: [[Đây là một số dữ kiện phụ trội.]] .</TT></HTML>» will be displayed as: Ghi chú «A[[Đây là một số dữ kiện phụ trội.]] .»
{Ghi chú bằng tay (không tự động)}
Phần lớn, cách tự động hóa ghi chú bên trên là đủ sử dụng. Tuy nhiên, bạn cũng có thể ghi chú bằng tay (không tự động).
Lấy thí dụ:
«<HTML><TT>Bạn có thể có ghi chú có đánh số tự động [[bằng cách để phần chữ của củ ghi chú trong hai ngoặc vuông đóng/mở.]],<br>
- nhưng bạn cũng có thể buộc đánh số ghi chú [[<23> bằng cách cho vào con số giữa hai ký hiệu «<» và «>».]],<br>
- dùng ghi chú trong dạng hoa thị [[<*> bằng cách đặt dấu hoa thị giữa ký hiệu «<» và «>».]],<br>
- viết ghi chú mà không có tham khảo (không đánh số) [[<> bằng cách để trống giữa các ký hiệu «<» và «>».]],<br>
- cho tên (trọn vẹn) vào ghi chú [[<Sha> William Shakespeare.]];<br>
- tham khảo một ghi chú khác có sẵn [[<23>]] bằng cách cho số của ghi chú đó vào giữa ký hiệu «<» và «>» và để trống phần ghi chú còn lại. </TT></HTML>»
Tất cả những thứ này sẽ cho ra:
« Bạn có thể có ghi chú có đánh số tự động [[bằng cách để phần chữ của củ ghi chú trong hai ngoặc vuông đóng/mở.]],
- nhưng bạn cũng có thể buộc đánh số ghi chú [[<23> ; bằng cách cho vào con số giữa hai ký hiệu «<» và «>».]],
- dùng ghi chú trong dạng hoa thị [[<*>bằng cách đặt dấu hoa thị giữa ký hiệu «<» và «>».]],
- viết ghi chú mà không có tham khảo (không đánh số) [[<>bằng cách để trống giữa các ký hiệu «<» và «>».]],
- cho tên (trọn vẹn) vào ghi chú [[<Sha> William Shakespeare.]];
- tham khảo một ghi chú khác có sẵn [[<23>]] bằng cách cho số của ghi chú đó vào giữa ký hiệu «<» và «>» và để trống phần ghi chú còn lại.»
- {{Bảng}}
Để lập ra các bảng đơn giản trong SPIP, bạn chỉ cần viết hàng chữ chứa «các ô trong bảng» được phân ra bởi ký hiệu «|» ({gạch đứng}), nhớ bắt đầu ở đầu hàng và tận cùng ở cuối hàng với gạch đứng. Bắt buộc phải chừa hàng trống bên trên và dưới bảng.
Lấy thí dụ, bảng sau đây:
| {{Họ}} | {{Tên}} | {{Tuổi}} |
| Nguyễn | Tâm | 23 tuổi |
| Trịnh | | không biết |
| Trần | Dũng | 46 tuổi |
| Lê | Bé | 4 tháng |
được trình bày với những ký hiệu sau:
<HTML><TT>
| {{Họ}} | {{Tên}} | {{Tuổi}} | <br>
| Nguyễn | Tâm | 23 tuổi | <br>
| Trịnh | | không biết | <br>
| Trần | Dũng | 46 tuổi | <br>
| Lê | Bé | 4 tháng | <br>
</TT></HTML>
- {{Lờ lối viết tắt của SPIP}}
Đôi khi ta cần báo cho SPIP biết là một phần của tài liệu nên để nguyên đó, đừng có
«được xử lý» bởi bộ phận lọc lối viết vắt: bạn muốn có sao để vậy hay bạn muốn hiển thị ký hiệu lập trình (như PHP, JavaScript...)...
Ký hiệu dùng để lờ lối viết tắt đi là: «<HTML><TT><HTML>Lưu ý: văn tự có sao để nguyên vậy</HTML></TT></HTML>», sẽ cho ra: «<HTML> Lưu ý: văn tự có sao để nguyên vậy </HTML>».
Lấy thí dụ, bài viết này được cho vào trong hệ thống SPIP và nó hiển thị một số ký hiệu nguồn (source code) của các lối viết tắt SPIP; nếu chúng tôi không ra lệnh cho SPIP lờ đi thì những lối viết tắt này sẽ được diễn giải và bạn sẽ không thể đọc được các ký hiệu nguồn nơi đây!
- {{Hiển thị ký hiệu lập trình}}
Một số người muốn đôi khi hiển thị ký hiệu lập trình trong trang. Lối tắt <HTML><TT><code>...</code></TT></HTML> được dùng vào việc này.
Thí dụ: <HTML><TT><code><?php //this is some php code<br>
echo "hello";<br>
?></code></TT></HTML> gives <code><?php //this is some php code
echo "hello";
?></code>
----
</raccourcis>
<rubhier>
{{{Cấu trúc có thứ bậc của Đề mục}}}
Cấu trúc đề mục tạo nên khung sường của website; chính cấu trúc này sẽ xác định giao diện, cách di chuyển, nối kết, mối tương quan giữa bài và tin ngắn ...
Trong SPIP, cấu trúc này thuộc loại {có thứ bậc}: tức là một đề mục có thể chứa các đề mục phụ và các đề mục phụ này lại có thể có đề mục phụ khác (ở từng dưới đó nữa), và cứ thế ....
<CENTER><IMG SRC="AIDE/rubhier-1.gif" BORDER=0 ></CENTER>
Trong thí dụ trên, chúng ta thấy đề mục ~222 nằm dưới đề mục ~22 và đề mục ~22 nằm dưới đề mục ~2 và đề mục ~2 là ở thượng tầng không phụ thuộc đề mục nào nữa (trong trường hợp này, chúng ta nói là đề mục ~2 nằm {ở ngọn/gốc của website}.
{Khi nói đến cấu trúc có thứ bậc, nó có ý nghĩa là một đề mục chỉ là con của một đề mục khác mà thôi (chứ không phải con của nhiều) và một đề mục không thể là con của đề mục phụ của chính nó (tức SPIP không cho phép cấu trúc vòng tròn). Cấu trúc rất cổ điển này được dùng vì nó dễ sử dụng.
{{Chỉ có quản trị viên mới có thể lập ra, sửa đổi hay xóa các đề mục.}}
</rubhier>
<rubsyn>
{{{Website Syndicated}}}
Những website sử dụng hệ thống phát hành tự động (như SPIP hay phpNuke) có thể dễ dàng thiết lập một hồ sơ cho biết danh sách những bài vở đăng tải mới nhất. Đặc biệt, có một dạng chuẩn cho loại hồ sơ này gọi là «hồ sơ hậu trường (backend file)»
Hồ sơ này có thể được phân tách dễ dàng và tự động để thu lấy danh sách những bài vở mới nhất của website đó. Như thế, SPIP cho phép bạn hiển thị, ngay trên website bạn, danh sách các bài vở mới nhất đăng tải trên các website khác.
Cho mỗi <a href="aide_index.php3?aide=reference" target="_top">website nối kết</a> trong đề mục, bạn có thể lấy danh sách các bài vở mới nhất đăng tải trên website đó. Dĩ nhiên nếu website đó có hồ sơ {hậu trường}.
- {{Làm sao tìm hồ sơ «backend.php3»?}}
Đối với những website dùng SPIP hay phpNuke, các hồ sơ {hậu trường} rất dễ tìm thấy: chỉ cần tìm hồ sơ trong ngăn gốc của website có tên «bakend.php3» (hay «backend.php»). Lấy thí dụ của trang web uZine (<TT>http://www.minirezo.net/</TT>), địa chỉ hồ sơ hậu trường là:
<LI><TT>http://www.minirezo.net/backend.php</TT></LI><BR><BR>
Những thí dụ khác của hồ sơ hậu trường:
<LI></HTML><TT>http://www.davduf.net/backend.php</TT></HTML></LI>
<LI></HTML><TT>http://www.vacarme.eu.org/backend.php</TT></HTML></LI>
<LI></HTML><TT>http://www.vakooler.com/backend.php</TT></HTML></LI>
Bạn cần lưu ý là {<A HREF="http://rezo.net/backend" TARGET="autre">L'autre portail</A>} cung câp những hồ sơ này cho website được nối kết, ngay cả nếu các website đó không có hệ thống hậu trường. Bạn sẽ thấy trong trang đó khoảng ba mươi hồ sơ hậu trường cho những website {L'autre portail} nối kết, cũng như một số hồ sơ chủ đề.
- {{Thêm một website syndicated vào website bạn}}
Khi bạn nối kết một website khác trong đề mục, bên cạnh việc cho biết tên, địa chỉ URL, và ghi chú của trang đó, bạn có thể chọn syndicate nó (tức là, một website syndicate là một website nối kết mà từ đó SPIP có thể thâu lấy danh sách các bài vở đăng tải mới nhất từ trang đó).
Để làm việc này, chọn «syndication» và cho vào địa chỉ URL của hồ sơ {hậu trường} của website đó. Lập tức sau khi nộp vào, sẽ có lời thông báo cho biết việc syndication có thành công không.
Nếu syndication thất bại:
- xem lại coi địa chỉ URL có đúng không;
- xem lại coi website muốn syndicate có thật sự online không.
- {{Nối kết nhanh chóng}}
Chức năng nối kết nhanh chóng (trực tiếp cho vào địa chỉ URL của website và SPIP sẽ tự động lo lấy việc tìm kiếm những dữ kiện liên hệ) rất thích hợp với việc website syndication. Thật vậy, thay vì cho vào địa chỉ URL, bạn nên cho vào địa chỉ URL của hồ sơ {hậu trường}: SPIP sẽ tự động thâu lấy các dữ kiện liên hệ và làm công việc syndication trực tiếp.
- {{Bài vở syndicated}}
Khi việc syndication thành công, SPIP sẽ hiển thị danh sách các bài vở đăng tải mới nhất trên website đó. Xin xem trang hướng dẫn dành cho việc <a href="aide_index.php3?aide=artsyn" target="_top">quản trị các điểm nối kết</a>.
- {{Hồ sơ hậu trường của website bạn}}
SPIP tự động thiết lập hồ sơ hậu trường của website bạn. Tuy nhiên, đừng quên cho biết tên và URL website bạn trong phần <A HREF="aide_index.php3?aide=confnom" TARGET="_top">Cấu hình website; đặc điểm căn bản</A> page.
</rubsyn>
<rublogo>
{{{Logo Đề mục}}}
<A HREF="aide_index.php3?aide=logoart" TARGET="_top"><img src="AIDE/logoart-2.gif" alt=" " border="0" align="right"></A>
Bạn có thể cài một logo cho mỗi đề mục. Logo này có thể là một hình đơn giản hay một logo hoạt họa có khả năng lơ lửng.
Cách cài đặt logo cho đề mục tương tự như cách cài đặt <A HREF="aide_index.php3?aide=logoart" TARGET="_top">Logo cho bài vở</A>.
{{T.B.}} Logo của đề mục có đặc tính di truyền (thừa hưởng): trong trường hợp một logo của một đề mục nào đó bị thất lạc thì SPIP sẽ lấy logo của đề mục cha/mẹ của đề mục đó:
<CENTER><IMG SRC="AIDE/rubhier-1.gif" BORDER=0 ></CENTER>
Trong thứ bậc trên, và vì section ~221 thiếu logo, SPIP sẽ thay thế (khi xem trên website) bằng logo của đề mục ~22, và nếu đề mục ~22 cũng không có logo thì sẽ thay bằng logo của đề mục ~2. Bằng không, SPIP sẽ dùng logo cài đặt trong gốc của website.
Bạn cần ghi nhận là, nếu webmaster đã thiết trí kiểu đó, logo của một đề mục có thể dùng làm logo thay thế cho các bài viết trong đề mục đó.
</rublogo>
<rubrub>
{{{Chọn Đề mục}}}
Thao tác này rất đơn giản: mệnh đơn liệt kê toàn bộ cấu trúc của đề mục theo thứ bậc (và theo thứ tự quản trị viên tạo lập ra), bạn chỉ chọn chỗ nào bạn muốn cho đề mục phụ vào.
- {{dời một đề mục}}
<CENTER><img src="AIDE/rubrub.gif"
border="0"></CENTER>
Qua mệnh đơn rủ này, bạn có thể dời chuyển đề mục này qua dưới một đề mục khác. Trong trường hợp này, bạn phải hiểu là toàn bộ cấu trúc bên dưới của đề mục này sẽ "di chuyển" theo. Và cũng vậy, các bài vở trong đề mục này và trong các đề mục phụ bên dưới cũng di chuyển theo.
</rubrub>
<breves>
{{{Tin ngắn}}}
Tin ngắn là cách thức liên lạc đơn giản và lẹ trong hệ thống SPIP. Không như bài vở, tin ngắn chứa rất ít dữ kiện: tựa đề, thân bài, và điểm nối hypertext. Do đó, hệ thống tin ngắn thích hợp để theo dõi, quản trị các sự việc đương thời, duyệt xét thông tin, v.v...
</breves>
<brevesrub>
{{{Vị trí của tin ngắn trong cấu trúc website}}}
Để tạo sự dễ dàng sử dụng (và tránh trùng lập giữa tin ngắn và bài vở), việc hòa nhập tin ngắn trong cấu trúc thứ bậc của đề mục được giảm thiểu tối đa: tin ngắn liên hệ đến đề mục ở gốc website mà thôi.
<CENTER><img src="AIDE/rubhier-1.gif" alt="Sections" border="0"></CENTER>
Trong thí dụ trên, ta có thể để tin ngắn ở đề mục 1 và 2 nhưng không thể ở đề mục phụ (không như bài vở có thể để bất cứ nơi nào). Do đó, việc trình bày trang tin ngắn tương ứng với đề mục ở thượng tầng và mệnh đơn rủ cho phép sắp đặt vị trí của tin ngắn cũng rất ngắn.
</brevesrub>
<breveslien>
{{{Điểm nối kết hypertext Tin ngắn }}}
Để dễ dàng sử dụng tin ngắn như là một phần của thông tin báo chí online, mỗi mẫu tin ngắn có thể có một điểm nối hypertext. Bạn chỉ cần cho biết tên của website muốn nối đến hay bài viết và URL của nó.
Dĩ nhiên, dữ kiện này không bắt buộc.
{T.B.} Hệ thống nối kết này không ngăn ngừa việc nhét một điểm nối hypertext vào trong thân bài của tin ngắn, nhưng điểm nối hypertext {riêng biệt} cho phép người webmaster đối xử đặc biệt (có tính cách đồ họa) với loại điểm nối này.
</breveslien>
<brevesstatut>
{{{Tình trạng Tin Ngắn}}}
Việc quản trị một tin ngắn đơn giản hơn bài vở. Một tin ngắn không có tác giả. Tình trạng của nó chỉ là: "Đã nộp", "Được chấp thuận" hay "Bị từ chối". Chỉ có quản trị viên mới có thể điều chỉnh tình trạng của tin ngắn.
- {{Tin ngắn đã nộp vào}}
Tin ngắn "đã nộp" được cho thấy trong trang "Nơi bắt đầu": mọi chủ bút có thể xem xét và sửa đổi chúng. Quản trị viên có hai nút nhấn để dùng: cho phép chấp thuận hay từ chối.
- {{Tin ngắn được chấp thuận}}
Tin ngắn "được chấp thuận" là những tin xuất hiện trên trang web. Chỉ có quản trị viên mới có thể sửa đổi chúng.
- {{Tin ngắn bị từ chối}}
Tin ngắn "bị từ chối" không được đăng tải trên trang web và chỉ có quản trị viên mới xem được chúng trong vùng riêng.
</brevesstatut>
<breveslogo>
{{{Logo của tin ngắn}}}
<A HREF="aide_index.php3?aide=logoart" TARGET="_top"><img src="AIDE/logoart-2.gif" alt=" " border="0" align="right"></A>
Bạn có thể cài đặt một logo cho mỗi tin ngắn. Logo này có thể đơn giản hay là hình hoạt họa có khả năng lơ lửng.
Cách thức cài đặt logo cho tin ngắn tương tự như cho <A HREF="aide_index.php3?aide=logoart" TARGET="_top">logo của bài vở</A>.
</breveslogo>
<suiviforum>
{{{Forums follow-up}}}
The forums follow-up page is an important element of your site if you allow the use of public forums (on this matter, refer to the documentation about <A
HREF="aide_index.php3?aide=confforums" TARGET="_top">public forums configuration</A>). It is here, in fact, that the forums moderation takes place.
- {{Hiển thị thư tín}}
Thư tín không hiển thị theo cấu trúc thứ bậc (theo {luồng}), mà hiển thị theo thứ tự thời gian ngược (thư tín mới nhất hiện lên trước). Mỗi thư tín có kèm theo tên bài viết tương ứng.
- {{Xóa một thư tín}}
Đặc tính chính ở đây là khả năng {xóa} thư tín. {{Cảnh báo:}} thao tác này không đi ngược lại được. Tuy thế, một thư tín đã bị xóa chưa được lấy ra khỏi database hoàn toàn: nó vẫn xuất hiện trong trang này với một khung đỏ xung quanh, kèm theo ngày nhận và địa chỉ IP của người gửi.
- Nếu bạn đã thiết kế diễn đàn công cộng với đặc tính điều hợp {trước}, thư tín đang chờ chấp thuận có một khung vàng xung quanh và có hai nút: {xóa thư tín này} và {chấp thuận thư tín này}.
</suiviforum>
<cookie>
{{{Cookie quản trị}}}
Quản trị viên có thể mở một cookie lên và sau đó một số dữ kiện phụ trội sẽ xuất hiện mỗi khi xem trang web.
- {{Làm mới trang (Refresh this page)}}
Một nút nhấn ghi chú là «Refresh this page» sẽ xuất hiện trên mọi trang của website. Vì lý do SPIP dùng hệ thống {cache}, đôi khi những gì bạn vừa sửa đổi chưa xuất hiện online ngay lập tức. (Trang hiện ra trong website công cộng không được lấy thẳng ra từ database: chúng được thường xuyên làm mới lại và giữ trong cache.).
Khi {làm mới} trang, quản trị viên ra lệnh để hiển thị lại trang dựa theo dữ kiện cập nhất nhất trong database, chứ không cần chờ chu kỳ cập nhất kế của cache.
- {{Sửa đổi ...}}
Trang của bài viết, đề mục và tin ngắn có một nút bên dưới trang có ghi chú «Modify this article» (or «section»...). Nút này đưa bạn đi thẳng từ trang web công cộng vào trang tương ứng trong vùng riêng. Nút này tạo sự dễ dàng để điều chỉnh, sửa đổi hay cập nhật trang khi bạn xem online.
- {{Số lần vào xem}}
Nếu hệ thống thống kê của SPIP được hoạt động, những chi tiết phụ trội sau được thêm vào: số lần (ước lượng) vào xem và số lưọng {nơi nối kết} khác nhau.
Nơi nối kết là những điểm nối vào trang này từ các website bên ngoài (tức là, khi một website cho một điểm nối thẳng vào bài viết này, hay khi địa chỉ của bài viết này được kèm trong email).
- {{Danh hiệu ra vào (Connection identifier)}}
Cookie quản trị đồng thời cho phép SPIP nhận diện browser của bạn khi bạn vào lại trang web: login bạn đã được nhớ; bạn chỉ cần đánh vào mật mã để vào vùng riêng trong website.
(TB: nếu việc nối vào tùy thuộc vào cookie - trường hợp phổ thông nhất -, cookie này được giữa trong vùng riêng khi bạn vào đến.).
</cookie>
<mots>
{{{Từ then chốt}}}
Một trong những giới hạn của SPIP là cấu trúc thứ bậc của nó: mỗi bài viết chỉ thuộc về một đề mục một mà thôi, điều này đôi khi gây ra trở ngại khi phân loại.
Từ then chốt cho phép một lối du hành khác trong website. Khi ấn định một hay nhiều từ then chốt cho một bài viết, ta có được cách để xếp loại một số bài vở có cùng chủ đề nhưng nằm rãi rác ở nhiều đề mục khác nhau.
Từ then chốt chỉ có lợi ích nhiều khi mỗi từ then chốt được ấn định cho nhiều bài viết, để gộp các bài này lại với nhau trong một chủ đề nào đó.
{Chỉ có quản trị viên mới có thể tạo lập và điều chỉnh từ then chốt}
{Nếu cấu trúc đề mục được hoạch định thật khéo thì ta có thể không cần từ then chốt làm gì: những bài cùng chủ đề đã được nằm cùng chung trong một đề mục. Trong trường hợp đó không cần ấn định từ then chốt cho bài vở. Lúc đó quản trị viên vào trang <A
HREF="aide_index.php3?aide=confart" TARGET="_top">Cấu hình website; đặc điểm căn bản</A>để khóa lại, không cần dùng từ then chốt nữa.}
</mots>
<motsgroupes>
{{{Nhóm từ then chốt}}}
Nếu bạn dùng rất nhiều từ then chốt thì việc quản trị chúng rất nhiêu khê và không hữu hiệu. Đó là tại sao ta cần Nhóm từ then chốt. Giao diện lúc đó sẽ gọn gàng hơn (lấy thí dụ nhóm "Quốc Gia" có các từ then chốt "Việt Nam", "Hoa Kỳ", "Pháp", "Úc" trong khi đó nhóm từ "Chủ đề" có các từ "Xã Hội", "Kinh Tế", "Chính Trị", v.v...)
</motsgroupes>
<messut>
{{{Thư tín giữa người sử dụng}}}
SPIP tạo sự dễ dàng để trao đổi thư tín giữa những người dùng mà không cần đến email.
Khi một thư tín được "gửi đi" từ một người đến một hay nhiều người khác, nó trở thành một diễn đàn trao đổi riêng. Như thế, một khi thư tín được gửi đi, cuộc trao đổi có thể tiếp diễn dưới dạng một diễn đàn trao đổi ngay bên dưới của thư tín đó. Với SPIP, ta có thể coi một thư tín như là một diễn đàn riêng tư (tức là, không cần trao đổi một lượng thông tin lớn để có một cuộc thảo luận, bạn chỉ đơn thuần "ở" trong cùng thư tín đó đN
75; chuyện trò).
{Lưu ý:} Thư tín giữa những người dùng và các diễn đàn liên hệ đều có tính cách riêng tư, điều này có nghĩa là SPIP không có cách gì để cho phép quản trị viên xem các thư tín đó. Tuy thế, nhớ là sự kín đáo này chỉ ở mức độ tương đối: quản trị viên nào có quyền vào trực tiếp database đều có thể xem các thư tín đó.
- {{Viết một thư tín/trao đổi}}
Cách đơn giản nhất để gửi thư tín đi là bấm vào logo xanh lá cây (chữ "M" nhỏ có hình tam giác đi kèm) bên cạnh tên của người nhận. Nó sẽ mở ra một thư tín mới.
Cách thứ nhì là dùng nút nhấn "Thư Tín mới" hay "Viết thư tín" hiện ra trong mọi trang của SPIP. Nó sẽ mở ra một thư tín mới nhưng chưa đề tên người nhận. Trước khi gửi đi, bạn nhớ cho tên người nhận vào.
Giao diện soạn bài của các thư tín này rất đơn giản.
Lỗi thường vấp phải là quên bấm nút "Gửi" đi. Khi nào mà thư tín vẫn còn trong trạng thái "đang soạn" thì chỉ có tác giả mới xem và sửa đổi được. Phải bấm gửi đi thì thư tín mới đến tay người nhận. Lưu ý là khi thư tín gửi đi rồi, không sửa đổi được nữa.
- {{Thêm/bớt người nhận}}
Bất cứ lúc nào cũng có thể thêm một người nhận: hoặc là trong lúc soạn thư hay sau khi gửi thư đi rồi (lấy thí dụ, sau khi gửi rồi, muốn thêm một người khác để cùng trao đổi chung).
Tương tự vậy, bạn có thể xóa bớt người nhận bất cứ lúc nào. Ngoài ra, nếu một người trong cuộc không muốn tham gia vào cuộc thảo luận nữa, họ có thể bấm vào nút "Ngừng tham gia vào cuộc thảo luận".
- {{Làm hẹn}}
Bất cứ thư tín nào cũng có thể được biến thành một cuộc hẹn: có nghĩa là nó được nối với một ngày tháng trong lịch của SPIP.
- {{Có thể nào gửi thư tín cho bất cứ ai trong website?}}
Có một số chủ bút không liên lạc được (họ không xuất hiện trong danh sách "Thêm một tham dự viên" và tên họ không đi kèm với logo thư tín):
- người chủ bút có thể quyết định cho họ dùng hay không dùng hệ thống thư tín nội bộ;
- người chủ bút không ra/vào vùng riêng trong thời gian hơn 15 ngày cũng không liên lạc được (cho những người ít vào, tốt hơn hết là sử dụng email bình thường).
</messut>
<messpense>
{{{Ghi nhớ}}}
Một bản ghi nhớ («memo» «memorandum» or «memory juggler») có hình thái như một thư tín: nhưng không có người nhận. Chỉ có tác giả của bản ghi nhớ mới có thể đọc được nó.
Như tên gọi, bản ghi nhớ dùng để ghi nhận một số điều ta muốn ghi nhớ.
- {{Nhét một bản ghi nhớ vào trong lịch}}
Việc sử dụng thiết thực nhất của bản ghi nhớ là cho nó ngày tháng. Như vậy, bản ghi nhớ hành xử như một nhắc nhỡ cho tác giả cho đến ngày tháng đó (và trong vòng 24 tiếng kế đó) và nó hiện ra trong lịch của hệ thống SPIP.
{Lưu ý:} cũng như thư tín giữa các người dùng, chúng tôi lưu ý bạn về mức độ kín đáo tương đối của những bản ghi nhớ này. SPIP không có giao diện nào để quản trị viên xem được thư tín của bạn. Tuy nhiên, có những nhu liệu khác đọc thẳng database có khả năng xem được.
</messpense>
<messcalen>
{{{Lịch}}}
Lịch của SPIP có hai loại dữ kiện:
- {{dữ kiện chung cho toàn website;}} đây là những bài viết và tin ngắn đã đăng tải - Như thế, lịch cho phép tìm các bài viết theo ngày tháng đăng tải online;
- {{dữ kiện riêng;} đây là những thư tín giữa người dùng và các bản ghi nhớ có đề ngày hẹn. Như thế, tấm lịch này hành xử như bản nhắc nhở và nhật ký.
Cần ghi nhận là mỗi ngày lịch có kèm theo hai logo xanh dương nhỏ: logo này cho phép thiết lập một bản ghi nhớ trực tiếp dính đến ngày đó (giờ hẹn có thể điều chỉnh).
</messcalen>
<messconf>
{{{Điều chỉnh hệ thư tín}}}
Mỗi người dùng có thể điều chỉnh cấu hình của hệ thống thư tín nội bộ.
{Ghi chú:} quản trị viên website có thể quyết định không dùng hệ thống thư tín hoặc danh sách những người dùng đang nối vào. Nếu những đặc điểm này bị khóa lại cho toàn bộ website (bởi quản trị viên), chủ bút sẽ không dùng được.
- {{Không dùng hệ thư tín nội bộ}}
Nếu hệ thư tín nội bộ cho toàn website được phép chạy, mỗi người dùng có thể lấy quyết định cho riêng mình dùng hay không dùng (tức là, họ sẽ không muốn trao đổi thư tín với những người khác trong hệ thống).
- {{Không dùng danh sách những người dùng đang nối vào }}
Khi đặc tính này được mở lên (do chọn lựa của quản trị viên), và trong lúc người chủ bút đang dùng hệ thư tín nội bộ, họ có thể lấy quyết định riêng cho họ không tham gia vào danh sách những người dùng đang có mặt.
Đặc điểm này hiển thị liên tục (real-time) danh sách những người đang có mặt, tạo sự dễ dàng cho người dùng có những trao đổi nhanh. Một số người thấy là đặc điểm này xen lấn và/hoặc không muốn bị «quấy rầy». Họ chỉ cần khóa đặc điểm này lại: tên họ sẽ không hiện lên trong danh sách đó nữa, và danh sách này cũng không hiện lên trên trang họ đang xem.
{Ghi chú:} Khi một quản trị viên không muốn xuất hiện trong danh sách thì những người khác sẽ không thấy tên quản trị viên đó, nhưng người quản trị vẫn thấy danh sách nhữg người khác.
</messconf>
<reference>
{{{Website nối kết}}}
SPIP có một hệ thống trọn vẹn để quản trị danh sách các điểm nối kết qua website khác. Hệ thống này đầy đủ và cho phép:
- gộp các danh sách này lại trong đề mục (cùng đề mục chứa các bài viết hay đề mục đặc biệt dành riêng cho việc sử dụng này, tương tự như thư mục điểm nối kết);
- gắn logo cho mỗi website;
- gắn từ then chốt với mỗi website nối kết;
- thêm phụ chú cho mỗi website.
Hơn nữa, bạn có thể tự động vói lấy những bài vở đăng tải mới nhất từ website đó (nếu website đó cho phép) (refer to «<a href="aide_index.php3?aide=rubsyn" target="_top">Website Syndicated</a>»).
{{Nối kết qua một website mới }}
Nút nhấn có ghi chú «Nối kết website mới» trong mỗi trang đề mục cho phép thêm một website mới.
Phương thức «cổ điển» là cho biết tên và URL của website, và thêm phụ chú. Cũng có thể chọn đề mục bạn muốn nhét điểm nối kết này vào.
Khung bên dưới trang cho phép bạn quản trị bất cứ syndication nào về nội dung. Để biết thêm chi tiết xin xem phần giải thích <a href="aide_index.php3?aide=rubsyn "target="_top">website syndicated</a>. Để nối kết đơn giản, bạn chỉ cần chọn «không syndication».
{{Nối kết nhanh chóng}}
Trong lúc thiết lập việc nối kết qua một website mới, khung ở bên trên trang cho phép bạn nối kết nhanh chóng qua một website khác mà không cần phải cho vào tên hay ghi chú. Bạn chỉ cho vào địa chỉ URL mà thôi. SPIP sẽ cố gắng hết sức để với đến địa chỉ này và tự động tìm cách lấy tựa đề và ghi chú của trang đó. Bạn có thể sửa đổi những dữ kiện này sau đó.
{{Ai được phép đề nghị nối kết?}}
Trong phần «Cấu hình website; đặc điểm căn bản» quản trị viên có thể định rõ là chỉ có quản trị viên mới có thể đề nghị nối kết qua website khác, hay các chủ bút được quyền, hay ngay cả khách viếng thăm website (trong trường hợp chót, phiếu điền trên trang web công cộng cho người khách cơ hội đề nghị nối kết website).
Dầu sao đi nữa, chỉ có quản trị viên mới có thể chấp thuận những đề nghị này. Khi có một đề nghị, mọi thành viên trong vùng riêng có thể trao đổi xem đề nghị này có thích hợp không.
</reference>
<artsyn>
{{{Bài vở syndicated}}}
Khi bạn yêu cầu một <A HREF="aide_index.php3?aide=rubsyn" TARGET="_top">site syndication</A>, SPIP sẽ hiển thị một danh sách các bài viết đã đăng tải gần đây nhất trên website này, dưới tiêu đề «Bài vở syndicated lấy ra từ website này».
Cho mỗi bài, SPIP hiển thị:
- tựa đề bài (chỉ cần bấm vào tựa đề để xem bài viết trên website nguyên thủy của nó);
- tác giả (nếu có);
- ghi chú (nếu có).
Những dữ kiện này, lấy từ trang web nối kết, không thể sửa đổi được.
Hơn thế nữa, cho mỗi bài viết, nút nhất có tiêu đề «chặn điểm nối này (block this link)» cho phép bạn chặn không cho nó hiện ra (vì bài này không thích hợp hay vì có lỗi nào đó ...). Bạn có thể cho xuất hiện bài này lại bất cứ lúc nào.
Bạn có thể yêu cầu những điểm nối tương lai đến từ website sẽ bị chặn lại trước. Những bài lấy ra sẽ không xuất hiện trừ phi bạn chấp thuận từng bài một.
</artsyn>
<confhttpproxy>
{{{Dùng HTTP proxy}}}
Nếu website của bạn được bảo vệ bằng "tường lửa", bạn có thể phải cần thiết kế một HTTP proxy thì mới có thể với lấy tới các website syndicated ở ngoài internet.
Proxy này nên cho phép những yêu cầu ra ngoài mà không cần thể thức xác nhận.
Trong cấu hình website bạn (trong đề mục «Đặc điểm SPIP»), cho vào proxy trong dạng sau đây:
<code>http://proxyname:port/</code>
{proxyname} là tên của server hành xử như proxy, và {port} là số của TCP port (thường là 3128, 8080 hay 80) chuyên lo các yêu cầu.
{{Cảnh báo:}} Thiết trí này có tính toàn bộ: SPIP sẽ với lấy tất cả website syndicated qua proxy này. Nếu bạn cần điều chỉnh chi tiết hơn, hãy liên lạc với quản trị viên mạng lưới.
</confhttpproxy>
<deconnect>
{{{Trở ra/Đi ra}}}
Bạn có thể bấm vào nút «Trở ra ngoài» để rời vùng riêng của website. Sau đó, những dữ kiện ra/vào vùng riêng sẽ bị mất. Nếu bạn quay trở lại SPIP sẽ yêu cầu bạn điền vào lại dữ kiện ra/vào (login/mật mã).
{Lợi ích chánh của đặc điểm này là ngăn ngừa một người khác sử dụng máy của bạn để vào vùng riêng.}
- {{Bạn đang làm việc một mình và chỉ có bạn là người duy nhất có phép dùng máy}}
Trong trường hợp này, đặc tính này trở thành thừa thãi. Đi ra thì cũng tốt thôi, nhưng nếu có quên thì cũng chẳng sao.
- {{Bạn ra/vào vùng riêng từ một máy có nhiều người sử dụng}}
Trong trường hợp này, bạn phải nên dùng đặc điểm "Trở ra" khi làm việc xong. Điều này sẽ ngăn ngừa một người khác sử dụng cùng máy vào được vùng riêng của bạn.
- {{Using several identifiers for the same site}}
Một số người dùng muốn vào vùng riêng với nhiều danh hiệu khác nhau. Trong trường hợp này, họ có thể dùng đặc điểm "Trở ra" để rời rồi login vào trở lại với danh hiệu khác.
</deconnect>
<spip>
</spip>